Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên các quầy thanh toán các cửa hàng, siêu thị, ngày càng xuất hiện thường xuyên QR code – tập hợp các hoạ tiết đen trắng được in trong một khung hình vuông. Chỉ bằng cách sử dụng camera của điện thoại, ta có thể đọc được thông tin từ QR code và làm được nhiều việc như thanh toán tiền, download ứng dụng, truy cập website nhà cung cấp…
QR code là gì?
QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”) hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.
QR code giúp chúng ta có thể đọc được thông tin khi quét bằng camera của điện thoại thông minh, tương tự như mã vạch. Như ví dụ tôi đưa ra ở đầu bài viết, QR code có tính ứng dụng cao và được sử dụng trong nhiều trường hợp như bảng, biển quảng cáo, quản lý kho, đặt vé xem phim, nhạc hội, v.v.
QR Code (mã QR) được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota) vào năm 1994, có hình dạng bao gồm các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng. QR Code có thể được đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống.
Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn…(áp dụng vào thực tế bạn có thể tỏ tình một cách hết sức độc đáo với crush bằng 1 mã QR).
So với mã vạch lưu trữ thông tin theo hàng ngang (nói cách khác là lưu trữ thông tin một chiều), với QR code, thông tin được lưu theo 2 chiều ngang và dọc, là một loại code 2 chiều. Trường hợp cần lưu trữ lượng lớn thông tin, với trường hợp sử dụng mã vạch, ta cần chia thông tin thành nhiều dòng mã vạch, khó mà in lên bao bì sản phẩm được. Với QR code, số lượng thông tin có thể lưu trữ tăng lên hàng chục, hàng trăm lần, từ đó giải quyết được hạn chế trên của mã vạch.
Cấu trúc và cách hoạt động của QR code
Khi vừa nhìn vào, nhiều người sẽ nghĩ QR code là một hình vẽ được sắp xếp phức tạp không thể đọc hiểu được, tuy nhiên, QR code được cấu trúc dựa trên những nguyên tắc cơ bản được định sẵn.
① Cell (ngôn ngữ)
Trước hết, trong QR code có chứa nhiều ô hoa văn đen trắng, thực tế, các ô đen trắng này chứa các đoạn mã nhị phân. Các ô (cell) trắng đen này lần lượt mang giá trị 0 và 1, tập hợp các cell chính là các thông tin được lưu trữ vào QR code.
② Hoa văn định vị
Ở bốn góc của QR code bố trí các ô vuông gọi là hoa văn định vị. Nhờ vào hoa văn định vị này, camerra có thể xác định được phạm vi QR code cũng như đọc được thông tin ngay cả trong trường hợp QR code bị biến dạng, nhờ đó ta có thể quét được QR code một cách nhanh chóng ở bất kỳ góc độ nào.
Thêm vào đó, hoa văn hình vuông được sử dụng dể xác định phạm vi QR code ngăn cách với các ký tự, hình vẽ xung quanh nó. Đội phát triển QR code đã phải khảo sát hơn 5000 trang tờ rơi, bao bì, poster, v.v. và thấy rằng hoa văn này là loại hoa văn có tỉ lệ sử dụng thấp nhất. Cả sự sắp xếp hoa văn cùng với tỉ lệ kích thước cũng là kết quả của việc thống kế nhằm đảm bảo phạm vi code được xác định đúng.
③ Timing pattern
Các ô vuông đen trắng được đặt xen kẽ nhau nhằm giúp cho việc xác định toạ độ của QR code.
④ Alignment pattern
Ở vùng phía dưới bên phải của QR code có một hình vuông chứa hình vuông nhỏ khác bên trong, hoa văn này có tác dụng quan trọng, giúp cho việc điều chỉnh lại những chênh lệch phát sinh do camera bị lệch trong quá trình quét.
⑤ Thông tin format (chức năng sửa chữa lỗi)
Xung quanh hoa văn định vị là phần chứa thông tin format, quyết dịnh mức độ sửa chữa lỗi của QR code.
Ngoại trừ các phần ② – ⑤, các vùng khác của QR code là những vùng ta có thể thiết kế.
Bên cạnh đó, để giúp cho việc giữ cân bằng giữa các ô đen và trắng trên QR code, chức năng Mask được thiết lập. Nhờ vào đó, chúng ta không bao giờ thấy QR code chứa toàn các ô đen. Dựa trên 8 loại nguyên tắc, các thông tin lưu trong QR code được đảm bảo vẫn giữ toàn vẹn nhưng màu sắc của các ô đen trắng có thể đảo ngược để đảm bảo sự cân bằng.
Ứng dụng của mã QR trong đời sống
Mã QR đã và đang đi vào đời sống hiện đại, hiện diện ở khắp nơi, từ những cao ốc lớn đến những namecard trao tay, từ những thiếp mời các sự kiện công nghệ, hội thảo, thanh toán tại cửa hàng, siêu thị, donate online…
Mã QR đang rất được giới marketing và quảng cáo chuộng dùng cho các ý tưởng quảng cáo tạp chí, trên các băng ghế công viên, xe buýt, đóng gói sản phẩm hay bất kỳ sản phẩm vật lý nào mà người tiêu dùng muốn tìm hiểu thêm thông tin về nó. Ví dụ bạn có thể nối kết website của mình lên namecard, tờ rơi quảng cáo có thể nối kết một website như Google Maps để chỉ dẫn hướng đi. Tiện lợi hơn, khi tham dự một buổi hội thảo hay triển lãm, bạn có thể quét mã QR do ban tổ chức cung cấp để nó dẫn đến một tập tin video hay audio giới thiệu thêm thông tin chi tiết.
Tạo mã QR ra sao?